Warning: Invalid argument supplied for foreach() in C:\xampp\htdocs\hiloecontract.vn\wp-content\themes\b_theme\page-ho-tro.php on line 6

Bạn cần hỏi thêm, chúng tôi có câu trả lời

Tại sao phải ký số bằng Chữ ký số?

Ký số bằng Chữ ký số để

  • Xác định nguồn gốc đảm bảo danh tính của người ký
  • Tính toàn vẹn đảm bảo nguyên vẹn nội dung trên văn bản không được chỉnh sửa
  • Tính không thể phủ nhận không thể từ chối việc ký điện tử trên văn bản mà chủ sở hữu gửi đi.
  • Tính pháp lý tài liệu điện tử được ký điện tử có cùng giá trị pháp lý như một tài liệu giấy được ký bằng chữ ký viết tay

Pháp lý chữ ký số?

Pháp lý chữ ký số căn cứ theo

  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP–Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định 165/2018/NĐ-CP – Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thúc đẩy giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
  • Điều 33 Chương IV Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 số 51/2005/QH11

Hợp đồng điện tử được ký bởi chữ ký số điện tử.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Đây là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn của dữ liệu nhận được.

Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động thế nào

Căn cứ áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 45/2019/QH14

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

  • Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Điều 220. Hiệu lực thi hành

  • Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
  • Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
  • Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong thương mại thế nào

Hợp đồng điện tử trong thương mại căn cứ theo Luật thương mại: 36/2005/QH11

  • Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự thế nào?

Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự được áp dụng căn cứ theo Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13

  • Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong kế toán thế nào

Căn cứ Luật kế toán: 88/2015/QH13

Điều 17. Chứng từ điện tử

  • Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
  • Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
  • Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

  • Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Điều 19. Ký chứng từ kế toán

Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Áp dụng hợp đồng điện tử trong các trường hợp nào

Hợp đồng điện tử được áp dụng cho các văn bản liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng:

  • Hợp đồng lao động
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ
  • Hợp đồng thuê khoán
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng bảo hiểm
  • Hợp đồng vận chuyển tài sản, hành khách
  • Hợp đồng mua bán
  • Hợp đồng dịch vụ, thương mại
  • Hợp đồng đại lý
  • Đơn đặt hàng

Sự khác biệt giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

STTTiêu chíHợp đồng điện tửHợp đồng truyền thống1Căn cứ pháp lýLuật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005.Bộ luật Dân sự mới nhất 20152Phương thức giao dịch– Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản

– Được ký bằng chữ ký điện tử

Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:

– Bằng văn bản

– Bằng lời nói

– Bằng hành động

– Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

3Nội dungNgoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:

– Yêu cầu kỹ thuật

– Chứng thực chữ ký điện tử

– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp

Pháp lý của Hợp đồng điện tử

  • Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc) về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998)
  • Luật Giao dịch điện tử 2005:

Định nghĩa về Hợp đồng điện tử

Thừa nhận tính pháp lý của Hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hiện hợp đồng điện tử

  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Giá trị của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là tương đương với chữ ký trên văn bản giấy

Giá trị của chữ ký số của cơ quan/tổ chức trên thông điệp dữ liệu là tương đương với con dấu.

  • Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001: Ngày 05 tháng 7 năm 2001, UNCITRAL đã thông qua Luật mẫu về Chữ ký điện tử và sách huớng dẫn về việc áp dụng.
  • Công ước Liên hợp quốc về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế năm 2005: Đuợc bắt đầu từ năm 2001, ngay sau Luật mẫu về Chữ ký điện tử được ban hành. Việc xây dựng Công ước quốc tế về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế đã hoàn tất vào ngày 23/11/2005 sau khi được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Công ước này bao gồm các điều khoản quy định về những vấn đề liên quan đến hợp đồng điện tử nhằm mục đích tăng cuờng tính an toàn pháp lý và khả năng tiên lượng trong thương mại khi mà các giao dịch hợp đồng quốc tế được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

Để lại thông tin ngay để nhận tư vấn miễn phí

Họ và tên

Email

Số điện thoại

Nội dung yêu cầu tư vấn