Hilo-eContract > Blog Hilo-eContract > Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?

12/07/2021

.Trong bối cảnh chuyển đổi số kèm theo  nhiều yếu tố môi trường . Với sự trợ lực của nền tảng công nghệ thông tin trong việc  phát triển kinh tế là  cần thiết. Tuy nhiên  nhiều  khách hàng vẫn còn lăn tăn về việc sử dụng Hợp đồng điện tử

Có những loại hợp đồng điện tử nào?

Đơn vị nào cung cấp hợp đồng điện tử uy tín?

Hợp đồng điện tử được ký kết như thế nào ?

Điều kiện để một doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ Hóa đơn điện tử?

Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển nền tảng ký hợp đồng điện tử . Hilo – eContract xin đưa ra một số thông tin để người dùng cùng tham khảo

Trước tiên ta sẽ nói đến khái niệm

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin. Được tạo ra, được gửi đi,  nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật, cụ thể theo quy định tại Luật GDĐT năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. 

Hop dong dien tư Hilo eContract va phap ly

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Pháp luật

– Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật. Chứng thực, các điều kiện bảo đảm  bảo mật có liên quan đến giao dịch đó.

– Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

 

Do đó, các điều kiện khi xem xét tính Pháp lý của một hợp đồng điện tử như sau:

  1. Hợp đồng đầy đủ chữ ký số của các Bên trong hợp đồng;

Trong Hợp đồng điện tử cần phải đầy đủ chữ ký số của các bên trong văn bản đó.

Trường hợp Hợp đồng điện tử ký giữa tổ chức với cá nhân. Cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số/chữ ký ảnh của cá nhân (tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia).

  1. Hợp đồng toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm ký số;

Điều kiện thứ hai cần kiểm tra ngay là tính toàn vẹn về nội dung hợp đồng, đảm bảo hợp đồng Hợp đồng toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm các bên hoàn tất ký số.

Trên nền tảng ký số hợp đồng điện tử Hilo – eContract, mọi thay đổi của bất kỳ chi tiết nào, từ bên tham gia ký hợp đồng nào tác động đều được ghi nhận lại. Và sau khi ký số, file tài liệu ký sẽ là nội dung cuối cùng và không thể thay đổi. Hilo – eContract được thiết kế bảo mật tối ưu từ trong ra ngoài. Hệ thống cài đặt các phương thức và kịch bản phòng chống tấn công mạng được cập nhật liên tục và áp dụng các tiêu chuẩn mã hóa cao. Hệ thống áp dụng các biện pháp chống tấn công và mất mát dữ liệu, đồng thời lưu trữ tại trung tâm dữ liệu đạt chuẩn an ninh thông tin chuẩn quốc tế.

  1. Đại diện ký số là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện được ủy quyền hợp pháp;

Chủ thể ký số là yếu tố chắc chắn cần xem xét trong xác thực hợp đồng điện tử được ký đúng pháp nhân. Tất cả các bên trong hợp đồng phải cùng ký điện tử trên văn bản đó.

Một điểm cần lưu ý là trong ký số thì có hai chữ ký số. Chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký trong hợp đồng giấy; và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức thay thế con dấu trong hợp đồng giấy. Tùy theo thỏa thuận của các bên ký, có thể dùng chữ ký số doanh nghiệp. Tuy nhiên tốt nhất cần có đủ hai chữ ký số này trong hợp đồng của các bên ký.

  1. Chứng thư số được cấp bởi tổ chức được cấp phép và phải còn hiệu lực tại thời điểm ký;

Khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015); Luật GDĐT 2005

Các nghị định hướng dẫn bao gồm: Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT 2005 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số 

BLDS 2015 điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng, bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử.

Luật GDĐT 2005, Nghị định 130, Nghị định 52 điều chỉnh cụ thể vấn đề giao dịch điện tử.

Chứng thư số ký trên tài liệu/hợp đồng phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số. 

Tin liên quan